Burnout là gì? Bạn có đang cảm thấy mệt mỏi, chán nản với công việc hiện tại của mình? Bạn có sợ khi nghĩ đến cảnh phải đến văn phòng làm việc mỗi ngày với hàng đống hồ sơ? Bạn không tìm thấy niềm vui trong công việc của mình và luôn có ý định nhảy việc.
Nếu những câu hỏi phía trên là những câu hỏi mà bạn luôn tự hỏi chính mình. Thì rất có thể, bạn đang mắc phải hội chứng kiệt sức vì công việc rồi đấy.
Hội chứng job burnout là gì?
Burnout có nghĩa là kiệt sức vì công việc. Hội chứng burnout là một trạng thái mà người đi làm cảm thấy kiệt sức, căng thẳng và chán nản trong công việc.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do người lao động tự ti về khả năng của mình. Hoặc cho rằng mình không đáp ứng tốt yêu cầu của công việc hiện tại. Tình trạng chán nản này cũng có thể là do người lao động không hài lòng với công việc mà họ đang làm. Và cho rằng đãi ngộ của công ty không xứng đáng với những đóng góp của mình.
Kiệt sức vì công việc sẽ mang lại rất nhiều tác hại như hiệu suất làm việc bị giảm sút, có thái độ bất hợp tác khi làm việc. Hoặc tệ hơn là lan tỏa năng lượng tiêu cực, nặng nề trong môi trường làm việc.
Tất cả những biểu hiện này đều có thể khiến cho công việc của doanh nghiệp bị gián đoạn. Thậm chí cản trở doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi và trôi chảy.
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị job burnout là gì?
Đối tượng thường mắc phải hội chứng này là những người trẻ thường xuyên vùi đầu vào công việc. Một số biểu hiện thường thấy của hội chứng này là:
- Kiệt sức: Khi bị job burnout, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình. Sau giờ làm, bạn không còn năng lượng để làm tiếp bất kỳ việc gì. Đặc biệt, bạn có thể sẽ thấy hơi đau nhói ở vùng bụng của mình.
- Cảm giác chán nản thường trực khi làm việc. Những người mắc hội chứng này không cảm thấy hạnh phúc hay vui vẻ vì được làm việc. Ngược lại, họ sẽ luôn tìm cách để lảng tránh công việc hoặc chỉ làm cho xong. Đồng thời luôn tự hỏi bản thân liệu mình có thật sự phù hợp với công việc này không. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe tinh thần của bạn.
- Khó khăn trong việc tập trung: Những người mắc hội chứng này sẽ luôn trong tình trạng bần thần. Đầu óc rối ren với rất nhiều suy nghĩ, cảm xúc chán nản dồn dập. Điều này làm cho họ thường xuyên trì hoãn hoặc trễ nải công việc của mình. Thường xuyên lo ra trong giờ làm và khó giữ tập trung trong một thời gian dài.
- Hiệu quả công việc giảm sút: Với những dấu hiệu trên, không khó hiểu khi hiệu suất làm việc của họ bị giảm sút đáng kể. Cảm xúc tiêu cực trong công việc cũng sẽ khiến người gặp phải hội chứng này tách mình khỏi đồng nghiệp và những hoạt động chung của công ty. Không làm việc hiệu quả cũng khiến cho họ có nguy cơ bị sa thải.
Một số lưu ý cần biết về burnout là gì?
Cần lưu ý rằng những dấu hiệu trên chỉ là những dấu hiệu thường thấy của hội chứng này. Không phản ánh chính xác hoặc giúp bạn xác định chắc chắn xem mình có đang bị job burnout hay không. Để được chẩn đoán chính xác và hỗ trợ kịp thời, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Thay đổi cách nhìn về công việc để hạn chế burnout là gì
Nguyên nhân thường thấy ở những người bị kiệt sức trong công việc đó là họ không còn thấy hài lòng hay vui vẻ với công việc hiện tại nữa.
Có thể do công việc đó không còn đủ thử thách khiến họ không làm việc hiệu quả nữa. Hay môi trường làm việc ở công ty không tốt. Chế độ lương thưởng không xứng đáng với những công sức mà họ đã bỏ ra. Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, tốt nhất là tìm kiếm một cơ hội khác tốt hơn.
Ưu tiên hàng đầu của bạn nên là công việc mà bạn thực sự thấy hứng thú và yêu thích. Nếu không thì cho dù bạn có nhảy việc thì tình trạng này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Tất nhiên là việc thay đổi công việc cũng không phải là một giải pháp hay ho gì cho lắm. Bởi điều đó sẽ khiến cho CV của bạn gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nhảy việc thường xuyên cũng khiến cho bạn không ổn định về mặt tài chính. Vậy nên hãy cân nhắc và chuẩn bị những phương án dự phòng trước khi quyết định nghỉ việc nhé.
Một cách khác nếu bạn không thể hoặc không muốn thay đổi công việc hiện tại của mình. Đó là tìm kiếm những điểm tích cực trong vị trí mình đang làm, nhìn công việc bằng một góc nhìn khác.
Những niềm vui trong việc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, giới thiệu cho khách hàng một sản phẩm chất lượng nào đó. Hoặc đơn giản là sứ mệnh của công ty có truyền cảm hứng gì cho bạn không?
Cố gắng tìm một số giá trị trong công việc của bạn
Bất cứ một công việc nào cũng có nhiều vai trò và giá trị nhất định. Hãy tìm kiếm những giá trị tốt đẹp đó trong công việc của mình. Và tận hưởng những khía cạnh nào của công việc mà bạn yêu thích nhất.
Chẳng hạn như là những giờ ăn trưa cùng trò chuyện với đồng nghiệp. Hoặc những dự án đầy tính cạnh tranh mà bạn đang đảm nhận. Nếu công việc bạn đang làm mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội, hãy tập trung vào những thay đổi mà bạn và công việc này đã tạo ra.
Thử nhìn nhận công việc của mình ở một khía cạnh khác lạc quan hơn. Điều đó có thể giúp bạn lấy lại tinh thần và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.
Tìm sự cân bằng trong cuộc sống của bạn
Việc dành toàn thời gian cho công việc sẽ khiến cho những khía cạnh khác trong cuộc sống chúng ta bị mất cân bằng. Công việc chỉ là một khía cạnh nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Nếu bạn đang kiệt sức và chán nản vì công việc, hãy tìm kiếm niềm vui ở những mặt khác.
Dành nhiều thời gian ở bên gia đình, đi chơi với bạn bè hoặc theo đuổi một sở thích nào đó. Ngoài ra thì bạn cũng có thể thử những môn thể thao mới như thiền, yoga, leo núi nhân tạo. Làm tình nguyện viên cho những tổ chức cộng đồng và thiện nguyện cũng là một hoạt động đem lại nhiều ý nghĩa.
Cân bằng thời gian và năng lượng của bản thân cho công việc và những mặt khác. Bạn sẽ sớm thấy rằng cuộc sống của mình có ý nghĩa và hạnh phúc biết bao.
Kết bạn tại nơi làm việc
Khi bạn đi học, bạn sẽ gặp được những người bạn đồng trang lứa của mình. Những người bạn ở trường có cùng những mối quan tâm với bạn, cùng sở thích với bạn.
Điều đó giúp cho những giờ học tẻ nhạt trở nên thú vị hơn. Và giờ ra chơi trở thành khoản thời gian vui vẻ và được mong chờ nhất.
Nhiều người sau khi ra trường không còn nghĩ đến việc kết giao với những người bạn mới nữa. Điều đó khiến cho công việc của họ trở nên đơn điệu, buồn chán hơn.
Những giờ nghỉ trưa không còn thoải mái nữa mà thay vào đó là cảm giác cô đơn. Những mối quan hệ thú vị ở nơi làm việc sẽ giúp bạn hưng phấn hơn khi đi làm. Có bạn bè là đồng nghiệp cũng giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn và không bị kiệt sức.
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi
Việc kiệt sức sau khi đã dành nhiều thời gian để làm việc hết mình là một điều dễ hiểu. Nếu bạn cảm thấy mình đang kiệt sức, hãy cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi. Đi du lịch, lấy lại năng lượng bằng những hoạt động ở nhà hoặc đơn giản là ngủ bù sau những đêm thức trắng.
Hãy tận dụng thời gian triệt để để nạp năng lượng và tinh thần cho mình. Cũng như tìm kiếm những phương pháp để duy trì năng lượng cho bạn một cách lâu dài.
Đặt ranh giới
Bất cứ ai cũng có một giới hạn riêng tùy thuộc vào khả năng và sức khỏe của người đó. Nếu vượt quá giới hạn này, cơ thể sẽ mất hết năng lượng và trở nên kiệt sức. Do đó, hãy luôn biết rõ giới hạn của mình và làm việc chừng mực.
Nếu đồng nghiệp hay sếp của bạn yêu cầu bạn làm việc ngoài giờ hành chính. Hay nhờ bạn làm những công việc nằm ngoài trách nhiệm công việc của bạn. Hãy tập nói “không” với họ.
Tổng kết burnout là gì?
Kiệt sức trong công việc là một dấu hiệu rõ ràng để nhắc chúng ta nên biết cách cân bằng cuộc sống của mình. Thay đổi bản thân, theo đuổi một lối sống mới, dành thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn. Khi đã tìm ra được ý nghĩa trong cuộc sống của mình, bạn sẽ biết tạo ra niềm vui cho bản thân.
One response to “Burnout là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng chán nản khi làm việc?”
[…] này cần nêu tóm tắt các cơ sở lý thuyết được vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn làm việc tại doanh […]