Quiet firing là gì? Xu hướng đuổi việc thầm lặng – quiet firing từ các “sếp lớn” đang xảy ra một cách lặng lẽ nhưng mang lại tác động tiêu cực to lớn. Vậy quiet firing là gì?
Quiet firing là gì?
Quiet firing (hay đuổi việc thầm lặng) chỉ việc cấp quản lý cố tình đưa ra các điều kiện bất lợi để buộc nhân viên tự thôi việc.
Khi áp dụng “chiêu thức” này, người đi làm sẽ nảy sinh cảm giác bất mãn. Và mong muốn nghỉ việc để đi tìm “bến đỗ” phù hợp hơn. Trong khi đó, các “tư bản” không cần phải ra mặt giải quyết. Hay đền bù hợp đồng cho người lao động.
Quiet firing được xem là “lời đáp trả” của các quản lý cấp cao khi người đi làm lựa chọn nghỉ việc thầm lặng thay vì gắn bó và cống hiến hết mình cho công ty. Dù vậy, đây cũng là “báo động đỏ” cho thấy sự yếu kém trong phương cách lãnh đạo của cấp quản lý.
Quiet firing bắt nguồn từ đâu?
Thuật ngữ quiet firing lần đầu tiên được đề cập đến trong bài tweet của người dùng Randy Miller vào ngày 17/8/2022. Ngay sau đó, quiet firing tiếp tục được nhắc đến trong một video TikTok của DeAndre Brown – nhà sáng tạo nội dung người Mỹ vào cuối tháng 8 năm 2022.
Trong video, DeAndre Brown nhận định quiet firing là sự thất bại của doanh nghiệp. Trong việc tri ân nhân viên với những cống hiến của họ. Và chính điều đó là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều nhân sự quyết định “dứt áo ra đi”.
Theo dữ liệu từ Google Trend, từ khóa “quiet firing” đã sớm đạt đến đỉnh điểm vào cuối năm 2022.
Cho đến nay, cuộc tranh cãi về mối quan hệ giữa người lao động và các nhà quản lý vẫn đang ở hồi căng thẳng trên khắp thế giới.
Dấu hiệu nhận biết quiet firing dành cho người đi làm
Khác với nghỉ việc thầm lặng, quiet firing trở thành trọng tâm của cuộc tranh cãi. Vì rất khó để “bắt mạch” những dấu hiệu của nó. Có không ít trường hợp nhân sự là người bị “đuổi việc thầm lặng”. Nhưng không hề hay biết cho đến khi thực sự bị cô lập.
Dù vậy, “virus” quiet firing vẫn có thể được nhận biết thông qua 7 dấu hiệu thường thấy dưới đây:
- Nhà quản lý không cân nhắc đến việc thăng chức, tăng lương cho nhân viên bất kể mức độ cống hiến hay thời gian làm việc
- Nhân sự thường xuyên được giao việc không tương xứng với năng lực hay chuyên môn của mình
- Khối lượng công việc thực tế không giống với thỏa thuận ban đầu, thường được giao nhiều đầu việc với deadline ngắn
- Không được tham gia vào các cuộc họp quan trọng như họp tổng hàng quý, họp lên kế hoạch dự án,…
- Ý kiến của nhân sự không được cấp trên trọng dụng, bị ngó lơ
- Nhà quản lý không cung cấp các feedback mang tính xây dựng cho nhân viên trong công việc
- Bị cô lập khỏi đồng nghiệp, đội nhóm của mình
Đọc thêm:
Làm gì khi “dương tính” với quiet firing tại nơi làm việc?
Trong một khảo sát do Pew Research Center thực hiện, 3 nguyên nhân lớn nhất khiến người lao động quyết định nghỉ việc là: lương quá thấp (63%), không có cơ hội thăng tiến (63%) và không cảm thấy được tôn trọng tại nơi làm việc (57%).
Về bản chất, đuổi việc thầm lặng không liên quan đến quyết định sa thải nhân sự. Mà là ở những hành động xoay quanh nó. Quiet firing nên được xem xét một cách nghiêm túc. Vì tính chất độc hại mà nó mang lại cho người lao động.
Nếu bạn cho rằng bản thân đang “dương tính” với quiet firing. Dưới đây là những việc bạn nên làm để ngăn chặn tình trạng này:
Trang bị kiến thức kỹ càng
Trước khi nhận định mình là nạn nhân của quiet firing. Bạn cần trang bị kỹ những kiến thức cơ bản về bộ luật lao động. Cũng như là những quy định về lương thưởng, thăng chức của công ty.
Thông thường, bạn có thể dễ dàng tìm được những thông tin này trong sổ tay nhân viên.
Những kiến thức mà bạn đang trang bị cũng có thể được dùng làm tư liệu, bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của bạn sau này.
Trao đổi trực tiếp với cấp trên
Một trong những lý do mà cấp trên quyết định đuổi việc thầm lặng bạn có thể là vì họ có kỹ năng giao tiếp kém. Và không có đủ bản lĩnh để trao đổi trực tiếp với nhân sự của mình.
Nếu tin rằng bạn đang phải chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực của quiet firing, hãy trao đổi trực tiếp với người quản lý của bạn. Thẳng thắn đặt ra những vấn đề mà bạn gặp phải. Và yêu cầu họ có hướng giải quyết phù hợp hơn.
Việc trao đổi trực tiếp cũng là cơ hội mà bạn nên tận dụng để thể hiện với cấp trên rằng bạn rất sẵn sàng cống hiến cho đội nhóm. Và không ai có thể thay thế vai trò của bạn một cách dễ dàng.
Đọc thêm:
Yêu cầu bộ phận HR can thiệp
Nếu việc trao đổi trực tiếp với người quản lý không mang lại chút hiệu quả nào. Bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ/can thiệp kịp thời từ bộ phận HR. Một trong những trách nhiệm của bộ phận HR là duy trì môi trường doanh nghiệp văn minh, gắn kết lãnh đạo và nhân sự với nhau.
Do đó, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bộ phận HR phải có biện pháp can thiệp và xử lý phù hợp trong trường hợp này.
Tìm kiếm môi trường phù hợp hơn
Cần hiểu rằng, khi một nhân sự bị đuổi việc thầm lặng, thì vấn đề của họ không nằm ở công việc. Mà nằm ở người quản lý. Lãnh đạo có phương thức quản lý kém cũng là một dấu hiệu cho thấy môi trường doanh nghiệp thiếu lành mạnh. Không bảo đảm quyền lợi của nhân sự.
Vì thế, nếu đã làm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể cải thiện vấn đề. Bạn nên cân nhắc việc tìm kiếm một môi trường làm việc phù hợp hơn.