Brief là gì?
Brief design, hiểu nhanh gọn là một bản yêu cầu về thiết kế. Ngoài ra, brief còn được gọi là “Bản yêu cầu/định hướng sáng tạo” hay là “Bản mô tả thông tin và yêu cầu sáng tạo”.
Từ brief design được dùng nhiều nhất trong ngành Marketing, đặc biệt là các Agency. Còn ở công ty Client, thì bất kỳ ai làm việc trực tiếp với Designer, đều phải viết brief design.
Trong bài viết này, mình sẽ nói về Brief design căn bản
- Brief cho cái gì? Hình ảnh
- Người viết Brief là ai? Người làm Content (mình nè)
- Người đọc Brief là ai? Người thiết kế/Designer
6 bước brief design hoàn chỉnh
Nếu xem thiết kế là một dự án, thì brief là một bản kế hoạch dự án. Một brief chi tiết, cụ thể và logic sẽ giúp mình tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo kết quả mình nhận được sẽ giống với những gì mình mong đợi.
Sau đây là quy trình 6 bước brief design căn bản dành cho dân Content. Và quy trình này có thể áp dụng khi làm việc với Agency hoặc Designer Inhouse.
1. Chuẩn bị Brand Guideline
Một Brand Guideline sẽ bao gồm rất (rất rất rất) nhiều yếu tố. Vậy các yếu tố mình cần đính kèm vào brief là gì?
- Logo của thương hiệu (Brand Logo)
- Bộ màu của thương hiệu (Brand Color Palette)
- Kiểu chữ và font chữ (Typography and Font Guidelines)
Lý do mình cần chuẩn bị Brand Guideline khi brief là gì?
- Đảm bảo tính nhất quán trong hình ảnh thương hiệu
- Giúp quy trình làm việc giữa Designer và mình trở nên đơn giản hơn
2. Xác định đối tượng mục tiêu
People ignore design that ignores people – Frank Chimero
Việc thu thập sở thích, phong cách, và hành vi của người xem là chuyện bắt buộc trước khi brief. Mình thường tự trả lời 2 câu hỏi sau
2.1. Thiết kế này sẽ giải quyết vấn đề gì cho khách hàng của mình
- Giúp khách hàng phân biệt nhãn hàng và đối thủ cạnh tranh?
- Giúp khách hàng biết cách sử dụng các tính năng trong sản phẩm?
- Giúp khách hàng giải đáp thắc mắc mà họ đang định hỏi?
- Giúp khách hàng thích và tương tác với mình nhiều hơn trên MXH.
Ở bước này, mình phải làm rõ về cảm xúc/năng lượng mà thiết kế cần truyền tải cho người xem
2.2. Ai sẽ là người xem thiết kế này?
Demographic (Nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, sở thích, ..) | Mỗi nhóm tuổi sẽ có sở thích và cách quyết định mua hàng khác nhau |
Location and Cultural elements (Nơi sinh sống và văn hóa) | Nơi sinh sống và các yếu tố về văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định của khách hàng. |
Ở bước này cần làm rõ về màu sắc, bố cục, font chữ để phù hợp với gu thẩm mỹ của người xem
3. Đưa ra yêu cầu về kết quả
3.1. Yêu cầu về mặt kỹ thuật
Kích thước (Dimension) | Instagram (Feed, Story, Reel), Facebook (Post, Story, Ads), Website (Banner, Thumbnail, Sidebar) đều có kích thước khác nhau. Bạn nên đính kèm dimension cụ thể, để Designer sắp xếp element và layout cho phù hợp. |
Kích thước tệp (File size) | Mình thường gọi là độ nặng/nhẹ của hình ảnh. Đối với hình đăng lên Website, mình sẽ giới hạn dưới 200Kb để website tải nhanh hơn. |
Định dạng (File format) | Bạn cần JPG, PNG, PDF hay GIF? Nếu PNG thì có cần tách nền sẵn hay không? Bạn nên ghi chú format cụ thể, để Designer có thể xuất (export) đúng file cho bạn. |
3.2. Yêu cầu về mặt nội dung
Logo | Xem lại bước 1 |
Typography (Kiểu chữ và font chữ) | Xem lại bước 1 |
Câu chữ (Copy) | Câu tiêu đề trong thiết kế này là gì? Câu phụ trong thiết kế này là gì? Có câu nào bị dư thừa trong thiết kế này không? |
Nội dung khác | Như hình stock, hình minh họa, .. cũng nên được đính kèm trong brief design |
4. Trình bày thông tin một cách khoa học
Có nhiều công cụ khác nhau để trình bày brief. Hai công cụ mà mình thường thấy nhất là Google Docs và Google Slides.
Ví dụ Mẫu brief bằng Google Docs
Mình thường dùng Google Slides vì những lý do sau
- Có thể share quyền chỉnh sửa cho tất cả mọi người
- Dễ trình bày ý tưởng
- Có thể tạo nhiều brief trên 1 file Google Slides
5. Xác định thời gian review và deadline
Mục tiêu là vì
- Đảm bảo deadline phù hợp với khối lượng công việc hiện tại của Designer
- Giúp Designer chủ động sắp xếp công việc
- Tạo cảm giác an toàn khi làm việc vì đã có mốc thời gian rõ ràng để follow up
Sau khi brief, mình luôn luôn đặt ra (1) ngày review lần đầu và (2) ngày cần có bản thiết kế đã hoàn chỉnh. Và đương nhiên là có sự xác nhận của Designer.
6. Quản lý quá trình trao đổi file
(*) Đây là bước không bắt buộc.
Cách thức liên hệ | Nếu Designer có chuyện gấp cần hỏi, bạn ấy sẽ tìm mình qua Slack, Zalo hay gọi điện thoại thẳng? |
Nơi lưu trữ, gửi và nhận file | Ở công ty mình, Designer sẽ tải file lên Drive để mình có thể chủ động review lại ở mọi lúc mọi nơi. Còn khi làm việc với Designer freelance, |
Một số brief cơ bản mà mình rất ưng ý
Facebook: Bài đăng 1 hình
z
z
z